Khởi đầu với 25 triệu nhân dân tệ, chỉ hai mươi tháng sau, chàng trai 32 tuổi Giang Nam Xuân, giám đốc công ty quảng cáo ngoài trời Focus Media- đã nâng số vốn đầu tư của mình lên gấp 90 lần- 275 triệu USD. Lọt vào danh sách 10 người giàu nhất Trung Quốc đồng thời tạo được chỗ đứng “bất khả chiến bại” trên thị trường quảng cáo của Mỹ. “Sáng tạo chính là bí quyết thành công của tôi”- anh nói.
Đi lên từ ý tưởng
Theo học và nghiên cứu một lĩnh vực gần như không dính tới kinh doanh- Ngữ Văn Hán của trường đại học sư phạm Hoa Đông, song chàng sinh viên Giang Nam Xuân được mệnh danh là người khởi nghiệp trẻ nhất của Trung Quốc- 21 tuổi, đang học năm thứ ba đại học đã đầu quân cho công ty quảng cáo Yong Yi media.
5 năm sau, 26 tuổi, Giang Nam Xuân làm đại lý bán hàng quảng cáo cho công ty IT với doanh thu 150 triệu USD/ năm. Không chấp nhận làm giàu cho người khác, đồng thời cũng nhận ra đây là một thị trường đầy tiềm năng, song chưa có lối ra cho khát vọng của mình, Giang Nam Xuân kiên nhẫn chờ đợi. Năm 2000, khi đang vội mua sắm ở Bách Hoá Thái Bình Dương(Thượng Hải), bị trễ thang máy, vô tình anh khám phá ra thói quen giết thời gian trong khi chờ thang máy của mọi người- nhìn vào những mẩu quảng cáo dán trên tường. Anh cũng nhận thấy điều này ở hầu hết các thành phố lớn mà anh đã đi qua, tiêu biểu là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thẩm Quyến. Các nhân viên làm việc trong các toà nhà bình quân lên xuống thang máy 4 đến 8 lần một ngày, và mỗi ngày mất ít nhất 10 phút chờ thang máy. Một ý tưởng nảy lên trong đầu và… Ba năm sau, năm 2003, Focus Media- Công ty trực tiếp chịu trách nhiệm về nghiệp vụ uỷ thác quảng cáo với số vốn ban đầu là 25 triệu USD ra đời trong khát vọng chiến thắng và quyết tâm chinh phục của anh.
Quảng cáo tại những điểm chờ thang máy, một ý tưởng độc đáo, táo bạo mang tính đại chúng và cực kỳ phù hợp với nhịp sống sôi động của xã hội hiện đại. Nhưng dùng phương tiện gì quảng cáo để nó không giống các hình thức quảng cáo thông thường khác như báo chí, truyền thanh, truyền hình, cũng như những bản in dán vội trên tường. Vướng mắc đầu tiên này phải giải quyết như thế nào? Những chiếc ti vi màn hình tinh thể lỏng- anh reo lên, đó là giải pháp duy nhất. Ngay lập tức anh cho mời những chuyên gia sản xuất và lắp ráp loại thiết bị này tới nghiên cứu, thiết kế.
Dự án của Giang Nam Xuân lạ và dường như không có tính khả thi như câu danh ngôn: “Tôi biết quảng cáo của tôi đang lãng phí một nửa chi phí, nhưng thật tình tôi không biết nó lãng phí một nữa nào”. Thuyết phục các doanh nghiệp bước vào hình thức quảng cáo mới và lạ này không dể. Đích thân Giang Nam Xuân gõ cửa từng doanh nghiệp, chỉ rõ nửa phần lãng phí đó, đồng thời đưa ra những lời đề nghị hấp dẫn. Nhận được hợp đồng, một ngọn núi khác đang chờ anh leo tiếp- chủ của những toà nhà. Anh phải tìm tới từng chủ nhân của từng toà nhà và xin sự đồng thuận của họ để lắp đặt những thiết bị quảng cáo của mình. Nghe phương thức của anh, có người lịch sự từ chối, có người đuổi anh đi. Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng anh vẫn luôn tự tin với đề án của mình, anh nói:”Tính đại chúng hoá của những chiếc ti vi màn hình tinh thể lỏng đặt tại những điểm chờ thang máy là rất lớn, vì khoảng thời gian đứng chờ thang máy là khoảng thời gian vô vị nhất. Và quảng cáo thì luôn đập vào mắt của mọi người, ti vi của tôi sẽ là tâm điểm thu hút họ”.
Ngày 11 tháng 12 năm 2002, Giang Nam Xuân trực tiếp dẫn đầu đoàn quân của mình đến lắp đặt chiếc ti vi màn hình phẳng đầu tiên tại toà nhà trung tâm Hoa Kiều Thượng Hải và đánh lên đó dòng chữ Focus Media. Phương thức quảng cáo này có hiệu quả rõ rệt, ngay trong tháng đầu tiên, doanh thu của Focus Media đạt 1 triệu USD.
Không ai đánh ngã được tôi
Bước đầu thành công, Giang Nam Xuân bắt đầu ký hợp đồng với chủ nhân của các toà nhà, thời hạn là 3- 5 năm. Là một người biết tính toán và tạo cơ hội cho mình, ngay từ đầu Giang Nam Xuân đã có ý tưởng thiết lập mối quan hệ với các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Đầu tiên, anh thực hiện dự án phủ sóng dịch vụ quảng cáo của Focus Media ra các tỉnh thành Trung Quốc với số vốn vay được của ngân hàng Solf Bank. Khi đã ổn định thị trường trong nước, anh tiếp tục mở rộng cục diện sang Hồng Kông, Đài Bắc, Singapore…, Giang Nam Xuân đã xây dựng thành công mối quan hệ làm ăn với Hai năm sau các thương hiệu nổi tiếng như Nokia, Siemen, China Mobile, China Unicom, Honda, Toyota, Mazda, Lipton, Heniken… và rất nhiều công ty khác. Riêng trong nước, anh đã có mặt và phủ sóng dịch vụ quảng cáo của mình trên khắp 35 thành phố lớn, chiếm 70% thị trường quảng cáo. Focus media trở thành công ty quảng cáo lớn nhất và đạt kỷ lục về thị phần của ngành quảng cáo Trung Quốc. Phát biểu về thành công của mình, anh nói:” Ngành quảng cáo của Trung Hoa cũng như của thế giới giống như những chiếc xe buýt đông khách khó có thể len được. Nếu muốn đi, bạn phải phát hiện ra những chiếc xe còn chỗ trống”.
Ngày 13 tháng7 năm 2005, là ngày đánh dấu son vào sự nghiệp phát triển của Focus Media cũng như sự nghiệp kinh doanh của Giang Nam Xuân. Trong một ngày anh và Focus Media liên tiếp lập ra ba kỷ lục: Là công ty quảng cáo đầu tiên của Trung Quốc niêm yết cổ phiếu trên sàn cổ phiếu của Mỹ, đồng thời là công ty của Trung Quốc có trị giá cổ phiếu cao nhất trên thị trường cổ phiếu vào thời đểm đó- 19.96 USD. Điều này tạo nên tiếng vang lớn, đồng thời cũng mang về vinh dự, sự nghiệp cho Giang Nam Xuân tại đất nước này. Kỷ lục thứ ba, anh là người trẻ tuổi nhất được lọt vào top 10 người giàu có nhất Trung Quốc.
Chứng kiến thành công của Giang Nam Xuân, nhiều công ty quảng cáo cũng nhảy vào làm dịch vụ này, cạnh tranh khốc liệt hơn và lợi nhuận cũng giảm đi. Song Giang Nam Xuân tâm sự:” Tôi rất thích điều này, tôi thích cạnh tranh với 30% thị trường còn lại cũng như Pepsi và Coca- cola tranh giành từng phần trăm cục diện của thị trường”. Đồng thời anh nhận định:” Mô hình của Focus rất đơn giản, nhưng ẩn chứa trong đó là tài năng sáng tạo, vốn và ưu thế phát triển. Tôi rất tự tin về năng lực của mình, bất kỳ người nào cũng không đánh ngã được tôi”.
Năm 2005, tại thị trường quảng cáo của Mỹ, Giang Nam Xuân đã thu về con số 160 triệu USD lợi nhuận. Và trong năm nay, anh đang bắt đầu kế hoạch khuếch trương Focus Media tại thị trường rộng lớn này. Và dã tâm cuả Giang Nam Xuân rất lớn” Trong năm nay mục tiêu của chúng tôi là 1000 siêu thị lớn và 3000 điểm kinh doanh thương mại lớn, đây sẽ là dự án đấu tư lớn nhất của Focus Media”.
“Ý tưởng sáng tạo nên kinh doanh” và “làm ăn không nhất thiết phải bình đẳng”. Đó chính là hai yếu tố tạo nên sự thành công của Giang Nam Xuân. Sau hai năm thực hiện ước mơ, 32 tuổi, Giang Nam Xuân đã trở thành vị chủ tịch hội đồng quản trị trẻ tuổi nhất đồng thời cũng là 1 trong số 10 người giàu có nhất Trung Quốc.
Hoàng Thủy - Nguyệt Trúc
Bài viết năm 2006
0 nhận xét:
Đăng nhận xét